Kinh nghiệm cho con học piano – Bài 2 : Con mình có khiếu âm nhạc không?

Hồi con gái đầu lòng còn dưới 3 tuổi, tớ lúc nào cũng thấy con mình là “thiên tài”, làm gì cũng hay Con thuộc hết bài hát là hay. Con biết đếm từ 1-10 cũng là hay. Suốt ngày toàn khoe con. Suốt ngày toàn tưởng tượng con mình có đủ thứ “năng khiếu” (Mà sau này có nghiệm ra rồi tớ vẫn cứ “biện minh” : Ờ thì làm mẹ ai chả thế )

Có một dạo, tớ post khắp các diễn đàn làm cha mẹ một câu hỏi “Làm sao để biết con mình có khiếu về một môn nào đó?”. Tớ lục tung internet. Tớ lần mò các nhà sách tìm mua sách về chủ đề đó. Rốt cuộc thì chẳng ai cho tớ một câu trả lời theo kiểu 1+1 = 2. Ngay cả NAGC cũng từng phán 1 câu “The quick response is that there is, as yet, no universally agreed upon answer to this question”.

Tớ nói lòng vòng như thế để thấy rằng, chuyện khẳng định con mình có khiếu âm nhạc hay không thể làm theo kiểu 1+1=2, mà phải có thời gian theo dõi & kiểm tra.

Sau đây là 3 yếu tố mà mình dùng để đánh giá năng khiếu của con và những tình huống cụ thể của con mình. 3 yếu tố này dựa trên nhiều nguồn tham khảo, các bạn có thể yên tâm đây là thông tin đáng tin cậy. Còn tình huống và cách làm của mình thì chỉ để tham khảo, các bạn có thể làm tương tự hoặc làm cách khác, miễn có thể giúp bạn đánh giá con mình dễ dàng

1) Sự nhạy cảm với âm nhạc : Bé có thể cảm thụ được âm nhạc một cách rất tự nhiên, yêu thích âm nhạc. Bé có thể dễ dàng bắt chước ngay giai điệu và hát theo rất đúng. Khi học nhạc thì có thể nhận biết và nhớ nốt nhạc nhanh chóng.

Cách mình quan sát và thử con :
– Mình thấy bé 3 tuổi, có thể thuộc gần cả trăm bài hát của Xuân Mai. Bé thuộc nhạc rất nhanh, kể cả bài hát người lớn.
– Bé hay “đánh giá” bài hát là hay hoặc dở.
– Khi đàn mình hay xướng âm, bé cũng xướng âm theo.
– Mình thử đàn một hai bài hát vui trong Method Rose một vài lần và kêu bé hát lại, mình thấy bé có thể bắt chước giai điệu dù không nhớ nốt nhạc.
– Bé thường hay kêu mình đánh đàn cho bé hát.
– Nghe văng vẳng ở đâu bài hát mà bé thuộc là bé có thể hát theo ngay cái đoạn mà đĩa nhạc đang phát.

2)Tai nghe nhạy : Dễ nhận biết những chi tiết mà thường thì các trẻ khác ít nhận ra hay bỏ sót. Có thể tái hiện giai điệu bằng tai.

Cách mình quan sát và thử con :
– Mình đánh 2 lần đoạn “Do re mi fa sol” cho bé nghe, sau đó mình đánh lại đoạn đó mà bỏ mất 1 nốt rồi hỏi bé có gì khác biệt, thì bé có thể nhận ra là thiếu 1 nốt. Sau này khi bé lớn hơn, mình đánh một đoạn nhạc dài hơn.
– Mình đánh 1 đoạn nhạc vui, rồi bảo con nhắm mắt lại và tưởng tượng. Sau đó mình hỏi con là con tưởng tượng được gì, con nói là con thấy biển
– Mình mở karaoke nhạc thiếu nhi, chọn bài và đưa micro cho bé hát (lúc đó bé chưa biết đọc), bé có thể vào bài hát đúng nhịp, đúng tông chứ không bị lạc. Mình thử ngắt ngang bài hát và cho bé vào ngay đoạn đó, bé vẫn vào được dúng tông, dù có hơi trễ nhịp vì nhảy vào đột ngột. Sau này bé lớn rồi, bé có thể tự động hát nhanh hơn để bắt kịp nhịp nhạc.
– Khi bé đã học đàn, mình thường yêu cầu bé không nhìn đàn, nghe mình đánh nốt và xướng âm. Thường thì bé xướng âm đúng.

3)Nhạy cảm nhịp nhạc : Có thể cảm thụ được nhịp điệu, theo được nhịp điệu và có thể lập lại nhịp điệu đó.

Cách mình quan sát và thử con :
– Mình thử đánh 1 bài thiếu nhi, vừa đánh vừa chỉnh Tempo (nhịp) tăng hay chậm, bé có thể nhận biết và hát nhanh/chậm lại theo nhạc.
– Mình dùng trống trẻ em mà cô giáo ở trường mẫu giáo xài để đánh 1 đoạn nhịp, ví dụ : 1 nốt 2 nhịp, 3 nốt 1 nhịp, 1 nốt 2 nhịp rồi trở lại 3 nốt 1 nhịp. Đánh 2-3 lần như thế, bé có thể bắt chước làm theo nhịp đó.
– Bé có thể điều chỉnh nhịp của mình theo kịp nhịp nhạc.

Mình đã thường xuyên làm những việc trên hoặc nhiều cách kiểm tra khác nữa, ngay cả khi con đã đi học đàn rồi, mình vẫn tiếp tục chú ý kiểm tra.
– Mình hỏi cô giáo xem khả năng tiếp thu của con nhanh hay chậm.
– Khi mới vào học, 1 buổi 45 phút học cô dạy con 1 trang trong quyển Methode Rose. Sau này con siêng tập thì con tập trước luôn cả các bài hát vui.

Như vậy, mình có thể yên tâm rằng con mình có khiếu âm nhạc.

TUY NHIÊN, CÓ KHIẾU CHỈ LÀ MỘT YẾU TỐ NỀN TẢNG MÀ THÔI. NÓ KHÔNG PHẢI LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG HAY VIỆC HỌC LÂU BỀN CỦA BÉ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Giúp con học piano

Nhiều nhạc sĩ thành công là do ảnh hưởng và được truyền cảm hứng từ cha mẹ – hay nói cách khác, mức độ quan

Lớp học piano của Hà Linh

Bài viết này mình sưu tầm từ blog http://duyman.vnweblogs.com. Tác giả blog hiện đang sống & làm việc tại New York. Trong bài viết này,

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

ĐĂNG KÝ HỌC